Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Những điều cần biết về quy định mặc đồng phục học sinh

Nhiều bạn đi may đồng phục học sinh tại Hà Nội nhưng lại không hề biết một chút gì về quy định mặc đồng phục học sinh trong trường học. 


Chính vì lẽ đó, nhiều bộ đồng phục may xong bỏ xó vì không đúng quy định. Sau đây là những điều cẩn biết về quy định mặc đồng phục học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành để các bạn học sinh cùng tham khảo:



Nguyên tắc mặc đồng phục:

  • bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh và bản sắc văn hóa ở từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
  • Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
  • Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường
Tiêu chuẩn đồng phục:

  • Đồng phục mùa hè bao gồm: áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; giày hoặc dép có quai hậu. Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái. Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Còn nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chi thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông.
  • Đồng phục mùa đông bao gồm: quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè đối với nữ. Mặt khác, phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái. Và ngoài những ngày quy định mặc đồng phục thì các ngày còn lại khi đến trường, học sinh phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.

Có thể nhận thấy đồng phục học sinh vô cùng quan trọng trong trường học và đã có quy định cụ thể về vấn đề này. Đây cũng là điểm mà các bạn trẻ cần lưu ý khi đi may đồng phục học sinh để phù hợp hơn với môi trường sư phạm. Chúc bạn có bộ đồng phục đẹp trong thời học sinh.



Chọn vải may đồng phục thế nào?

Khi đến công ty may đồng phục, bạn sẽ được tư vấn chất liệu may đồng phục. Nhưng nếu không có chút kiến thức về các loại vải, bạn sẽ dễ nhầm lẫn khiến đồng phục của bạn không được như ý. Sau đây là một số chất liệu vải thường may đồng phục mà bạn nên biết.

Vải Cotton
Đây là loại vải có độ bền cao, giặt nhanh khô, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và thích nghi tốt trong nhiều môi trường thời tiết. Vì thế chất vải này được dùng cho may đồng phục công trường, vệ sinh,... Chất liệu này cũng được pha với các loại vải khác để may áo sơ mi, đồ công sở,... Loại vải này đang được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc dáng.


Vải Kaki
Vải này có độ cứng và dày hơn các chất liệu khác nên thường dùng để may quần áo, đồ công sở như vest. Ngoài ra, chất liệu vải này còn có loại có thể co giãn, phù hợp hơn với một số người bên cạnh tính chất không nhăn, dễ giặt ủi, nhất là không phai màu.

Vải Kate
Chất vải Kate có nguồn gốc thì sợi tổng hợp, pha giữa cotton và Polyester. Đặc tính quan trọng và được ưa chuộng là thấm hút tốt, vải mịn, dễ giặt ủi. Vải này hay được may chân váy công sở kiểu chân váy bút chì, chân váy mini vì độ co giãn tốt.

Vải pha
Trong vải pha có rất nhiều chất vải khác nhau và phân biệt theo tỷ lệ pha giữa cotton và các chất vải khác như poli, Spandex. Riêng chất liệu vải pha có thể làm các loại đồng phục khác nhau như đồng phục học sinh, công sở, đầu bếp,... Điều quan trọng là xem tỷ lệ pha bao nhiêu, phù hợp với mục đích sử dụng không,... Cụ thể, bạn may đồng phục lớp thì tỷ lệ cotton nên vượt quá 50%.

Hi vọng một vài kiến thức nhỏ về chất liệu vải có thể giúp bạn định hình đồng phục mà mình đang định may sẽ ra sao. Chúc bạn có bộ đồng phục đẹp!

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Ngắm lại đồng phục trường học trong phim Việt

Những bộ đồng phục trường học trong phim Việt khiến nhiều teen mê mẩn, không chỉ nó được mặc bởi diễn viên hồn nhiên, vui tính mà nó còn được thiết kế với đẹp mắt. Bộ phim làm điên đảo giới teen, mà đó cũng được coi là tuổi thơ như "kính vạn hoa, bộ tứ 10A8, những thiên thần áo trắng..." đều có lượng fan rất lớn.

    Kính Vạn Hoa là bộ phim thuộc đời đầu của “drama học đường” Việt Nam gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng teen thời bấy giờ. Với nội dung chuyển thể từ truyện của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh, Kính Vạn Hoa nói về những câu chuyện bình thường của thời học sinh cũng như những trò tinh nghịch không thể thiếu dưới mái trường cấp hai.

Cũng bởi đây là bộ phim học đường theo phong cách khá cổ điển nên đồng phục của các nhân vật trong phim vẫn chính là những bộ đồng phục quen thuộc với các bạn teen ở trường. Khán giả quen thuộc và yêu mến các nhân vật Quý "ròm", nhỏ Hạnh, Tiểu Long với hình ảnh áo sơ mi trắng và quần sẫm, cùng chiếc khăn quàng đỏ truyền thống. Bởi vậy, các nhân vật trong phim trở nên vô cùng gần gũi như chính hình ảnh tuổi teen của thế hệ 8x, 9x Việt Nam.


   Nhật Ký Vàng Anh  khi khởi chiếu, bộ phim đã gây ra một cơn “sốt” trong giới teen Việt bởi tính tương tác mới lạ, nội dung thực tế và sáng tạo, các nhân vật cũng như cảnh quay được đầu tư kỹ lưỡng và chuyên nghiệp. Tuy vậy, đồng phục của các nhân vật trong phim vẫn trung thành với đồng phục truyền thống áo trắng quần xanh của trường phổ thông. Bên cạnh đó, những cảnh quay ngoài trường học lại được đầu tư về trang phục rất bắt mắt, giúp drama này gây được cảm tình đối với teen Việt thế hệ cuối 8x, đầu 9x.


    Những Thiên Thần Áo Trắng do đạo diễn Lê Hoàng chỉ đạo, một bộ phim đã gây tranh luận sôi nổi từ khi bắt đầu khởi quay.  Những Thiên Thần Áo Trắng “được” săm soi, chăm sóc khá kỹ lưỡng từ phía khán giả trẻ. Ngay từ khi khởi động với những hình ảnh đầu tiên về đồng phục, các khán giả đã liên tiếp phản hồi trên các diễn đàn tuổi teen: “Sao tên phim là áo trắng mà nhân vật lại mặc áo hồng?”, rồi “Thiết kế này hơi trẻ con so với bối cảnh ở trường trung học phổ thông.


Phim Việt còn khá nhiều phim học đường với nhiều bộ đồng phục bắt mắt làm mê tít giới trẻ Việt.

Phía sau...bộ đồng phục

Chắc hẳn nhìn thấy hình ảnh các em trong bộ đồng phục học sinh xếp hàng ngay ngắn ai cũng có cảm giác gì đó rất khó diễn tả. Thế nhưng có ai biết rằng phía sau đó là những câu chuyện cười ra nước mắt mà khó diễn tả.

     Có lẽ mọi người vẫn chưa quên câu chuyện làm nhiều người ngỡ ngàng. Đó là chuyện một trường ngoại thành Hà Nội đã nung nấu ý định may đồng phục học sinh có giá lên tới cả tạ thóc. Nhưng bị dư luận và báo chí phản ánh nên đã dừng hoạt động đó lại.

    Mặc đẹp thì ai chả muốn, nhưng phải tuỳ điều kiện. Và nếu nhà trường có kinh phí để may đồng phục cho học sinh thì không nói làm gì. Đằng này, mọi chi phí đều đổ cả lên đầu phụ huynh, thì phải để cho họ quyết định may mới đồng phục hay chỉ cần xin đồng phục cũ rồi thay phù hiệu của trường.


    Lâu nay, cùng với chủ trương xã hội hoá giáo dục, gia đình đã chia sẻ rất nhiều khoản chi với nhà trường. Từ các khoản đóng xây dựng trường, đến tiền lắp điều hoà, tiền sắm trang thiết bị... tiền mua máy chiếu, bảng chống loá... Nhưng gia đình càng cố gắng chia sẻ thì nhiều trường lại như cố vẽ thêm ra các khoản để mà thu (tất nhiên đều là những khoản phụ huynh tự nguyện đóng góp).
    Cứ nghĩ tới những phụ huynh phải bỏ quê lên Hà Nội làm nghề đồng nát, cửu vạn, phải sống trong những khu nhà tạm, gầm cầu hay trong những ống cống (như người cha của cậu học sinh ở Ứng Hoà, Hà Nội vừa đỗ thủ khoa trường Đại học Y) để lấy tiền cho con ăn học, thì mới thấy những khoản tiền để may đồng phục và đóng góp như thế lớn biết chừng nào. Bớt đi được khoản nào là đỡ cho họ gánh nặng được chừng ấy.
    Đi học ai cũng mong muốn cho con mình có kiến thức bằng bạn bằng bè chứ không phải may đồ cho con tới trường diễn như sàn diễn thời trang. Quy định của Bộ GD đã được xem xét rất kỹ về quy định đồng phục, chỉ có nhiều trường đang làm thay đổi nó một cách khá tự nhiên.

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Tìm hiểu cách may đồng phục công nhân

    Với những công nhân, thường vận động chân tay nhiều hơn, chính vì vậy khi may đồng phục công nhân cần xem xét tới nhiều yếu tố cũng như cách thức, kiểu dáng những đồng phục.
   Hiện nay may đồng phục công nhân được nhiều doanh nghiệp quan tâm, bởi lẽ điều này nằm trong quy định của Bộ ngành có chức năng.
  Đối với những ngành khác nhau, quy định may đồng phục công nhân cũng khác nhau,chính vì vậy cần phải lựa chọn những chất liệu vải khác nhau sao cho phù hợp với ngành nghề đó.

Choáng với trường bắt đồng phục ngặt nghèo- trường bị kiện

Khi biết con mình phải dùng bút lông để tô đen đôi giày sao cho phù hợp với bộ đồng phục nhà trường quy định một phụ huynh đã rất phẫn nộ.
    Quy định may đồng phục học sinh và mặc đồng phục tại trường học là điều bắt buộc của một số trường học không chỉ ở nước ta mà ngay cả một số trường học ở nước ngoài.Đôi giày của Tyler Hawkins, học sinh 15 tuổi của một trường trung học ở thành phố  Newquay, Cornwall, Anh Quốc, nói chung đã có màu đen đến 90% . Chỉ còn lại phần đế giày cao su và họa tiết viền của nhãn hiệu giày là màu trắng.