Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Phía sau...bộ đồng phục

Chắc hẳn nhìn thấy hình ảnh các em trong bộ đồng phục học sinh xếp hàng ngay ngắn ai cũng có cảm giác gì đó rất khó diễn tả. Thế nhưng có ai biết rằng phía sau đó là những câu chuyện cười ra nước mắt mà khó diễn tả.

     Có lẽ mọi người vẫn chưa quên câu chuyện làm nhiều người ngỡ ngàng. Đó là chuyện một trường ngoại thành Hà Nội đã nung nấu ý định may đồng phục học sinh có giá lên tới cả tạ thóc. Nhưng bị dư luận và báo chí phản ánh nên đã dừng hoạt động đó lại.

    Mặc đẹp thì ai chả muốn, nhưng phải tuỳ điều kiện. Và nếu nhà trường có kinh phí để may đồng phục cho học sinh thì không nói làm gì. Đằng này, mọi chi phí đều đổ cả lên đầu phụ huynh, thì phải để cho họ quyết định may mới đồng phục hay chỉ cần xin đồng phục cũ rồi thay phù hiệu của trường.


    Lâu nay, cùng với chủ trương xã hội hoá giáo dục, gia đình đã chia sẻ rất nhiều khoản chi với nhà trường. Từ các khoản đóng xây dựng trường, đến tiền lắp điều hoà, tiền sắm trang thiết bị... tiền mua máy chiếu, bảng chống loá... Nhưng gia đình càng cố gắng chia sẻ thì nhiều trường lại như cố vẽ thêm ra các khoản để mà thu (tất nhiên đều là những khoản phụ huynh tự nguyện đóng góp).
    Cứ nghĩ tới những phụ huynh phải bỏ quê lên Hà Nội làm nghề đồng nát, cửu vạn, phải sống trong những khu nhà tạm, gầm cầu hay trong những ống cống (như người cha của cậu học sinh ở Ứng Hoà, Hà Nội vừa đỗ thủ khoa trường Đại học Y) để lấy tiền cho con ăn học, thì mới thấy những khoản tiền để may đồng phục và đóng góp như thế lớn biết chừng nào. Bớt đi được khoản nào là đỡ cho họ gánh nặng được chừng ấy.
    Đi học ai cũng mong muốn cho con mình có kiến thức bằng bạn bằng bè chứ không phải may đồ cho con tới trường diễn như sàn diễn thời trang. Quy định của Bộ GD đã được xem xét rất kỹ về quy định đồng phục, chỉ có nhiều trường đang làm thay đổi nó một cách khá tự nhiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét