Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Các loại vải để may đồng phục bảo hộ lao động

Mỗi ngành nghề có đặc thù của riêng nó, vì thế cần phải may đồng phục bảo hộ lao động khác nhau. Cần được thiết kế và phối hợp chất vải khác nhau để mang lại sự bảo hộ tốt nhất cho người lao động. Bạn phải có sự hiểu biết nhất định để lựa chọn quần áo bảo hộ lao động cho đúng ngành nghề.
Thường thì có 3 dòng sản phẩm được chú trọng nhất về thiết kế là: may đồng phục công nhân, quần áo chống hóa chất, quần áo chịu nhiệt.

1. Đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân.


may-dong-phuc

Công nhân là những người lao động theo dây chuyền, không tiếp xúc nhiều với hóa chất hại, điện hay nhiệt độ cao. Vì thế đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân sẽ ưu tiên các chất vải nhẹ như kaki Nam Định, kaki Thành Cong, Pangrim Hàn Quốc, vải 100% cotton, vải bay, vải lon đạt tiêu chuẩn  mỏng và mát, thuận tiện cho công việc.

Về thiết kế của loại đồng phục này cũng khá đơn giản.

2. Đồng phục bảo hộ lao động chống hóa chất.

Do phải tiếp xúc với hóa chất nên đồng phục bảo hộ lao động sẽ sử dụng các loại vải cao cấp chuyên dụng như: vải chống hóa chất, chất vải chống thấm nước và chịu được sự tác động của các loại hóa chất này.
may-dong-phuc

Đồng phục loại này dễ giặt và phơi cũng nhanh khô. Khi may đồng phục lao động chống hóa chất bạn phải quan tâm đến kích thước trang phục, lựa chọn size vừa để tránh cồng kềnh cho người lao động khi sử dụng bởi chúng sẽ không ôm khít cơ thể như các loại vải.

3. Đồng phục bảo hộ lao động chịu nhiệt.


may-dong-phuc

Loại vải sử dụng là các loại vải chống cháy chậm, vải chống tia UV, chất liệu bạc mỏng để chống chọi với nhiệt độ cao và không dẫn nhiệt. Đồng phục phải có độ dày vừa phải, tránh tạo sự ngột ngạt cho người lao động.

Mỗi loại vải có những công năng khác nhau, tùy thuộc vào từng ngành nghề. Vì thế khi may đồng phục bạn phải tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn vải cho phù hợp, đem lại sự thoải mái cho người lao động.


3 nhận xét: